Sa tử cung là gì? Dấu hiệu và cách phòng ngừa

Sa tử cung là gì

Sau khi sinh con, người mẹ sẽ có nguy cơ cao gặp phải những biến chứng hậu sản. Sa tử cung sau sinh là một trong những biến chứng hậu sau sinh. Bệnh này được các bác sĩ đánh giá là nguy hiểm vì thế người mẹ không nên chủ quan. Vậy Sa tử cung là gì? Hãy cùng petrifiedtruth.com đi tìm hiểu rõ hơn về bệnh sa tử cung cũng như một số lưu ý và cách nhận biết cũng như phòng ngừa hiệu quả qua bài viết sau đây

I. Hiện tượng sa tử cung là gì?

Sa tử cung là hiện tượng thành tử cung sa xuống đường âm đạo

Sa tử cung là gì? Sa tử cung còn được gọi với những cái tên khác như: sa sinh dục, sa dạ con, sa thành âm đạo là tình trạng trung thành tử cung tụt xuống vào ống âm đạo hoặc lộ hẳn ra bên ngoài âm đạo. Hiện tượng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng nữ giới, như tỷ lệ xảy ra ở phụ nữ sau sinh cao hơn.

Hiện tượng sa tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày, làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu, thậm chí còn ảnh hưởng đến khả năng sinh sản về sau. Do đó, chị em phụ nữ cần phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này.

Sa tử cung được chia làm 3 cấp độ, đó là:

  • Cấp độ 1: Đây là giai đoạn đầu cùng như là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh. Tử cung sẽ bị sa xuống nhưng vẫn nằm ở trong ống âm đạo
  • Cấp độ 2: Mức độ này đã nghiêm trong hơn. Tư cung đã không còn nằm trong ống âm đạo mà có thể đã tụt xuống cửa âm đạo. Nhất là khi người bệnh làm việc quá sức hoặc do hoạt động quá nhiều
  • Cấp độ 3: Đây là cấp nghiêm trọng nhất. Toàn bộ tử cung đã bị tụt hẳn xuống âm đạo. Người bệnh lúc này có thể tự quan sát bằng mắt thường tử cung có màu hồng và kích thước bằng 1 quả trứng gà. Tử cung ở cấp độ này không thể tự co lên vì thế rất dễ bị viêm nhiễm nếu người bệnh không xử lý kịp thời

II. Đối tượng dễ mắc bệnh sa tử cung

Phụ nữ sau sinh rất dễ bị sa tử cung

Sa tử cung có thể gặp ở mọi đối tượng là nữ giới, những các trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ mắc cao hơn, đó là:

  • Thai nhi quá lớn, mang đa thai hoặc thời gian chuyển dạ lâu cũng có thể là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh
  • Phụ nữ đã trải qua quá trình sinh, đặc biệt là những trường hợp sinh thường
  • Sau khi sinh, phụ nữ không kiêng cữ mà thường xuyên vận động, mang vác nặng cũng làm cho đáy bụng phải co bóp nhiều và gây ra những tổn thương cho tử cung, từ đó dẫn đến hiện tượng sa tử cung
  • Phụ nữ đang ở giai đoạn tiền mãn kinh và phụ nữ trung niên sẽ có nguy cơ mắc cao hơn ở phụ nữ trẻ tuổi
  • Người bệnh đã từng trải qua phẫu thuật tử cung
  • Phụ nữ mang thai nhiều và liên tiếp trong một khoảng thời gian ngắn.

III. Triệu chứng và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng sa tử cung

Để nắm rõ hơn về sa tử cung, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về dấu hiệu của như nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này dưới đây.

1. Triệu chứng hiện tượng sa tử cung

Những dấu hiệu của hiện tượng sa tử cung

Sa tử cung sau sinh ở mỗi trường hợp bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau và tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Vậy những triệu chứng của sa tử cung là gì, cụ thể:

  • Đối với người bệnh thuộc cấp độ 1: Bệnh nhân thường có cảm giác nặng, tức bụng và đặc biệt trước kỳ kinh nguyệt sẽ bị đau bụng dưới, đau lưng, đi tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu ra ít.
  • Với những người bệnh ở cấp độ 2: Giai đoạn này các triệu chứng của bệnh đã nặng và bắt đầu nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân sẽ gặp khó khăn khi đi đại, tiểu tiện, bị đau khi đại tiện, xuất huyết âm đạo bất thường, ra nhiều khí hư,… Trong quan hệ bệnh nhân sẽ cảm thấy tử cung bị tụt xuống miệng của âm đạo.
  • Còn với những người bệnh đang ở cấp độ 3: Đây là cấp độ nặng nhất vì thế mà triệu chứng cũng sẽ nghiêm trọng hơn rất nhiều. Phần tử cung của người bệnh có hiện tượng sưng phù, mưng mủ và kèm theo những cơn sốt cao.

Khi có những dấu hiệu bất thường bạn nên đi khám ngay để được các bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm và có hướng điều trị cũng như phòng ngừa biến chứng.

2. Nguyên nhân dẫn đến sa tử cung sau sinh

Nguyên nhân gây ra hiện tượng sa tử cung vẫn chưa được xác định chính xác

Hiện nay nguyên nhân chính gây ra tình trạng sa tử là gì vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.

  • Do thai phụ lao động quá sức sau khi sinh khiến cho các cơ và dây chằng nâng đỡ tử cung bị tổn thương. Trong khi các cơ quan này vẫn chưa phục hồi hoàn toàn hồi phục do đó dẫn tới thành tử cũng bị sa xuống
  • Do chấn thương vùng cơ đáy xương chậu, các mô giúp nâng đỡ tử cung hoặc cổ tử cung trong khi sinh, đặc biệt khi sinh con quá to hoặc có thời gian chuyển dạ lâu.
  • Dị tật bẩm sinh ở tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sa tử cung
  • Bị rối loạn đại tiện, táo bón dẫn đến tăng áp lực trong ổ bụng
  • Can thiện y khoa trong khi sinh như phẫu thuật nội soi, bỏ nhau thay bằng tay hoặc sử dụng thuốc Oxytocin, sinh mổ.

IV. Cách điều trị và phòng ngừa sa tử cung

Theo các bác sĩ chuyên khoa, chúng ta có thể điều trị và phòng ngừa được hiện tượng sa tử cung. Vậy nên, nếu được bác sĩ cảnh báo về nguy cơ bị sa tử cung là gì, bạn hãy thực hiện ngay các phương pháp phòng ngừa, điều trị sau:

1. Phương pháp điều trị

Phụ nữ sau khi sinh xong không nên lao động quá sức
  • Đối với những trường hợp bệnh nhẹ: Bệnh không gây ra nhiều triệu chứng và các triệu chứng này cũng không ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là ăn nhiều rau xanh để tránh nguy cơ táo bón, suy nghĩ tích cực, kiểm soát cân nặng và kết hợp một số bài tập giúp nâng tử cung theo hướng dẫn của các bác sĩ
  • Với trường hợp nặng: Bệnh nhân cần thực hiện liệu pháp Estrogen âm đạo để tăng cường sự dẻo dai của dây chằng hoặc có thể thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn phần tử cung tùy theo cấp độ của biến chứng

2. Phòng ngừa bệnh sa tử cung

  • Để phòng ngừa tình trạng sa tử cung bạn không nên đẻ nhiều lần và quá dày. Không để chuyển dạ quá dài và thời gian rặn đẻ lâu. Cần phải thực hiện các thủ thuật để đảm bảo đủ điều kiện và đúng kỹ thiệt, chỉ định.
  • Các tổn thương ở đường sinh dục cần phải được phục hồi đúng kỹ thuật
  • Sau khi đẻ phụ sản không nên lao động quá sức. Trong chế độ ăn hằng ngày phải bổ xung nhiều chất xơ để tránh tình trạng táo bón

Như vậy, trên đây là những thông tin giúp bạn giải đáp được thắc mắc sa tử cung là gì và những lưu ý về hiện tượng này. Hy vọng những thông tin này mang đến cho bạn những kiến thức bổ ích.